Ăn yến sào như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Kỳ 2 - Yến sào Yến Loan
Ăn yến sào như thế nào là đúng cách, đạt được hiệu quả

Ăn yến sào như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Kỳ 2

Contents

Ăn yến sào như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất ?

Kỳ (2) này, Yến Loan sẽ bật mí liều lượng sử dụng tổ yến cho người cao tuổi, người bị bệnh, người sau phẫu thuật.

Kỳ trước (1), Yến Loan đã bật mí liều lượng sử dụng tổ yến cho các bé và phụ nữ mang thai: 

Tiếp nối, kỳ (2) này Yến Loan sẽ bật mí liều lượng sử dụng tổ yến cho người cao tuổi và người bị bệnh, hãy cùng Yến Loan tìm hiểu nhé! 

Ăn yến sào như thế nào?: Đối với người cao tuổi

Ăn yến sào như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất đối với người cao tuổi? Người cao tuổi là một trong các đối tượng cần sử dụng yến sào để bồi bổ sức khỏe. Trong tổ yến sào có hàm lượng đạm (protein) cao từ 45-55%. Đầy đủ 18 acid amin. Cùng với 31 các carbohydrate, nguyên tố đa vi lượng và khoáng chất khác nhau. Yến sào có công dụng chính là bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực.

Ăn yến sào như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất đối với người lớn tuổi?
Ăn yến sào như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất đối với người lớn tuổi?

Công dụng của yến sào đối với người cao tuổi

  • Với hàm lượng 5.27% proline; 4.69% axit aspartic có tác dụng kích thích sự tăng trưởng các mô, cơ. Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào. Tăng sinh lượng hồng cầu trong máu. Và phục hồi các tế bào bị tổn thương trong cơ thể. 
  • Nhờ các nguyên tố quý hiếm, điển hình như Se (0.2%) giúp làm chậm quá trình lão hóa; Làm tăng hoạt tính của enzyme giúp chống oxy hóa; Và giảm hàm lượng chất Peroxidation Lipid trong ruồi Drosophila Melanogaster… 
  • Trong yến sào chứa 1.75% Lysine và 5.3% N-acetylglucosamine giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi giúp xương khớp chắc khỏe. Chống lão hóa cột sống, ngăn ngừa viêm khớp. Và phục hồi chức năng sụn bao khớp ở những người lớn tuổi bị thoái hóa khớp. 

Giảm nguy cơ mắc phải bệnh lý nguy hiểm, làm chậm quá trình lão hóa

Người lớn tuổi nếu thường xuyên sử dụng yến sào sẽ giúp giảm nguy cơ mắc phải bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi như: ổn định tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, thoái hóa khớp… Ngoài ra cũng sẽ đem lại những lợi ích tích cực trong việc cải thiện làn da. Vì yến sào được xem như 1 loại collagen quý hiếm từ thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo các tế bào da; Tăng sinh da non thay thế cho các tế bào chết; Duy trì độ ẩm cho làn da, làm giảm vết nhăn; Đặc biệt là ở khu vực quanh mắt, ít rụng tóc hơn, giảm lượng tóc bạc…

Liều lượng sử dụng

Liều lượng sử dụng cho người lớn tuổi là khoảng 5g tổ yến sạch/lần (tương đương 1/2 tai tổ yến; Chưng cách thủy với đường phèn và thêm vài lát gừng tươi), có thể dùng cách ngày nhưng phải dùng lâu dài để đạt hiệu quả tốt nhất. Hoặc sử dụng mỗi ngày 1 hũ yến chưng sẵn (trong đó có từ >5g tổ yến tươi).

Đối với người bị bệnh/ ốm nên ăn yến sào như thế nào?

Ăn yến sào như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất đối với người bị bệnh/ ốm? Đối với người bị bệnh/ ốm tổ yến được biết có giá trị dinh dưỡng cao giúp nhanh chóng nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra còn có đặc tính chống lão hóa, chống ung thư, cải thiện sự tập trung.

Công dụng của yến sào đối với người bệnh

Thành phần của yến sào

Yến sào chứa 18 loại axit amin và 06 các hormone, bao gồm testosteroneestradiol nên được xem là một trong những thực phẩm tốt giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe tương đối nhanh, giúp cơ thể phục hồi khi bị tổn thương hồng cầu cùng với một số acid amin giúp phục hồi các tế bào da và cơ. Tổ yến cũng chứa từ 25-30% thành phần các carbohydrate và một lượng nhỏ chất béo không nhân purin nên không có tác dụng chuyển hóa làm tăng Acid uric trong máu, nên không gây nguy hiểm cho bệnh nhân bị bệnh Gout. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tổ yến có chứa các chất có thể kích thích sự phân chia và phát triển của tế bào, tăng cường sự phát triển, tái tạo mô có khả năng giúp các bệnh nhân bị ung thư phục hồi sau khi thực hiện các đợt xạ trị, hóa trị, các bệnh nhân trải qua những đợt phẫu thuật.

Công dụng của yến sào đối với người bị bệnh/ ốm

Những tác dụng dễ nhận biết nhất của người bệnh khi sử dụng yến sào đó là:

  • Kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn: Crom, Protein cùng các loại Acid amin,… có tác dụng kích thích vị giác của người mới ốm dậy. Vì vậy, bổ sung yến sào giúp ăn uống ngon miệng hơn, hỗ trợ tiêu hóa và bù đắp năng lượng một cách hiệu quả.
  • Bổ phế, long đờm, giảm ho: những người bị ho, ho có đờm, hen suyễn, cảm cúm, viêm phổi còn triệu chứng nhẹ có thể ăn yến. Bởi theo Đông y, yến có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, cải thiện chức năng hệ hô hấp.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi sau ốm: Trong yến có chứa 18 loại Acid amin, nhiều chất chống oxy hóa và khoáng chất. Vì vậy, bệnh nhân mới ốm dậy có thể sử dụng yến để cải thiện đề kháng, hồi phục sức khỏe sau khi ốm dậy.

Công dụng của yến sào đối với người bệnh

Đối với các bệnh nhân đang được điều trị bệnh hay sau khi khỏi ốm hoặc phẫu thuật

Ăn yến sào như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất đối với các bệnh nhân đang được điều trị bệnh? Đối với các bệnh nhân đang được điều trị bệnh hay sau khi khỏi ốm hoặc phẫu thuật, nên sử dụng mỗi lần ăn khoảng 3-5g tổ yến sạch (hoặc dùng 2-3 hũ yến chưng sẵn, trong đó có >5g tổ yến tươi) và ăn liên tục mỗi ngày trong thời gian bị bệnh, hoặc cho tuần đầu tiên hoặc nửa tháng đầu sau khi ốm hoặc điều trị. Sau đó vẫn nên dùng cách ngày hoặc 2-3 lần/ 1 tuần để luôn có một thể trạng sức khỏe tốt nhất.

Những người không nên dùng yến sào

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là với một số trường hợp thì việc ăn tổ yến sẽ vô tình làm tăng thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa của người bệnh. Điều này có thể dẫn đến những tác động hoàn toàn không tốt đối với cơ thể. Khiến bệnh nhân chậm hồi phục. Do đó các bệnh nhân sau sẽ không nên sử dụng yến sào (trừ trường hợp được bác sĩ chỉ định):

  • Người bị sốt, cảm mạo, đau đầu.
  • Người bị đầy bụng, đau bụng.
  • Người bệnh ho nhiều có đờm.
  • Những người mắc viêm da, viêm phế quản cấp; Các triệu chứng viêm tiết niệu hay viêm gan,…

Một số điểm kiêng kỵ cần chú ý

Yến sào rất tốt cho sức khỏe thế nhưng trong quá trình sơ chế yến sào cũng có một số điểm kiêng kỵ cần chú ý bạn nhé. Bạn cần tránh mắc phải những sai lầm trong quá trình sơ chế và chế biến tổ yến như sau:

  • Không được sử dụng nước nóng để ngâm, rửa tổ yến. Bởi nước quá nóng sẽ làm cho hàm lượng yến sào không còn được giữ trọn vẹn. Thậm chí là biến mất.
  • Không được ngâm tổ yến quá lâu trong nước khi làm sạch (>30 phút). Vì, một số thành phần dinh dưỡng protein sẽ bị tan trong nước.
  • Không được đổ bỏ nước sạch ngâm tổ yến trước khi đem chưng (mục đích ngâm tổ yến trong nước sạch trước khi chưng là để cho sợi yến khô được bung nở ra). Vì như vậy cũng sẽ làm mất dinh dưỡng trong tổ yến.
Những điều kiêng kị khi chưng yến sào
Những điều kiêng kị khi chưng yến sào

“Yến sào Yến Loan – Vì sức khỏe vàng của gia đình bạn”

Thông tin kỳ (2) này đã giúp ích cho bạn chưa !? Hãy cùng Yến Loan đón đọc các thông tin bổ ích về Yến sào vào những kỳ tới nhé!

Xem thêm các điểm kiêng kị khi sử dụng yến sào tại đây nhé !: https://yensaoyenloan.com/to-yen-ky-gi/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *